Vibe coding mang đến nhiều hứa hẹn: giúp người không biết gì về lập trình cũng có thể tạo ra sản phẩm nhanh chóng bằng AI, và giúp các lập trình viên có kinh nghiệm trở thành 10x developer (một thuật ngữ trong giới lập trình chỉ những lập trình viên có năng suất gấp 10 lần lập trình viên thông thường).

Thời gian gần đây “vibe coding” (nghĩa đen là “vừa code vừa phiêu”, nghĩa bóng chỉ việc sử dụng các tool AI chuyên dụng trong việc code) trở thành một từ khóa rất hot.
Vibe coding mang đến nhiều hứa hẹn: giúp người không biết gì về lập trình cũng có thể tạo ra sản phẩm nhanh chóng bằng AI, và giúp các lập trình viên có kinh nghiệm trở thành 10x developer (một thuật ngữ trong giới lập trình chỉ những lập trình viên có năng suất gấp 10 lần lập trình viên thông thường).
Sự thực về điều này thế nào? Theo mình thì cách tốt nhất chính là bạn hãy thử học khóa “Vibe Coding 101 with Replit” trên Deeplearning.ai để xem cụ thể vibe coding hoạt động ra sao.
Như tên gọi của nó (101), khóa này cung cấp hiểu biết căn bản nhất về vibe coding, và cách thực hiện vibe coding trên Replit, một công cụ hỗ trợ lập trình A-Z, hoạt động trên cả máy tính lẫn điện thoại.
Điểm thú vị nhất ở khóa này là lần đầu tiên mình thấy một tài liệu đưa ra được framework chuẩn cho việc viết code bằng AI. Đó là để vibe coding hiệu quả, bạn sẽ cần hiểu về 5 yếu tố: Thinking, Framework, Checkpoint, Debugging, Context và workflow phát triển theo công thức: Feature –> Test –> Error –> Debug –> Checkpoint –> Feature.
Vì bản thân mình đã có nền tảng về lập trình, LLM, và cũng đã tự đúc kết một số kinh nghiệm cá nhân trong quá trình dùng AI for coding, nên những kiến thức này với mình không quá mới, nhưng việc khóa học đúc kết thành một framework và giải thích kĩ lưỡng là một điểm cộng lớn của khóa này dành cho các bạn mới, hay kể cả những lập trình viên truyền thống nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm với LLM.
Một điểm cộng khác là bên cạnh hướng dẫn lý thuyết, thì course này cũng hướng dẫn người học xây dựng 2 ứng dụng cụ thể: tool phân tích SEO của trang web, và tool voting. Qua hai ví dụ này thì người học sẽ được làm quen với tất cả các công nghệ cần phải có trong một ứng dụng production, từ backend tới frontend, database, deploy…và các tính năng của Replit giúp đơn giản hóa việc sử dụng các công nghệ này.
Còn về điểm trừ của khóa học này thì sao? Mình nghĩ rằng khóa này không có điểm trừ, nhưng có một số điểm cần lưu ý nếu bạn là người dùng phổ thông và chưa có kinh nghiệm gì về lập trình:
1. Hiệu quả sử dụng vibe coding phụ thuộc vào kinh nghiệm lập trình của người dùng. Do đó nên coi course này là nhập môn, để bạn có thêm động lực học lập trình chứ đừng kỳ vọng học xong là bạn có thể làm ngay các ứng dụng production như lập trình viên chuyên nghiệp.
2. Khóa học cũng ngắn, nhưng đề cập tới rất nhiều công nghệ khác nhau. Mình học tổng cộng mất 1h thôi, nhưng với nhiều bạn mới thì có thể sẽ vừa học, vừa phải tra cứu để hiểu thêm, nên sẽ mất nhiều thời gian (tầm 5-10 tiếng)
3. Replit gói miễn phí chỉ cho phép tạo 1 dự án, do đó để vibe coding thực sự trên Replit thì bạn cần nâng cấp lên gói Plus. Tuy nhiên nếu bạn xác định đầu tư nghiêm túc vào lập trình, thì những tính năng giúp đơn giản hóa việc phát triển phần mềm do Replit mang lại là rất đáng giá.
Bạn có thể tham gia học khóa này tại đây: https://learn.deeplearning.ai/courses/vibe-coding-101-with-replit/
COMMENTS